Nguy cơ Tim mạch – Các yếu tố có thể thay đổi để kiểm soát bệnh

Chế độ ăn không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến tim mạch

an khong lanh manh

=> trở lại danh sách các nguy cơ

Nguy cơ tim mạch đến từ chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và muối, và ít các loại trái cây, rau và cá.

Ăn ít rau và trái cây

Chế độ ăn thiếu rau và trái cây góp phần gây ra 20% các bệnh tim mạch trên thế giới. Rau và trái cây chứa nhiều thành phần giúp phòng chống lại các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Khoảng 16 triệu trường hợp giảm tuổi thọ do bệnh tật (chiếm 1,0% tổng số)  và 1,7 triệu (2,8% tổng số) trường hợp tử vong trên toàn thế giới là do tiêu thụ ít rau và trái cây.

Ăn nhiều muối

Lượng muối trong khẩu phần tiêu thụ là một nguyên nhân quyết định làm tăng huyết áp và dẫn đến nguy cơ tim mạch. WHO khuyến cáo lượng muối ăn ít hơn 5 gam / người / ngày để giúp ngăn ngừa bệnh.

Các nhà khoa học ước tính rằng việc giảm muối trong chế độ ăn uống còn khoảng 3g muối mỗi ngày, sẽ giảm 50% số người cần điều trị tăng huyết áp. Giảm lượng muối trong ăn uống cũng sẽ dẫn đến giảm 22% số ca tử vong do đột quỵ và giảm 16% số ca tử vong do bệnh động mạch vành.

Ăn nhiều đồ béo và đồ ngọt

Tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm có năng lượng cao, chẳng hạn như thực phẩm chế biến có nhiều chất béo và đường, thúc đẩy bệnh béo phì so với các loại thực phẩm có năng lượng thấp.

Nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đau tim và tử vong do tim mạch có mối tương quan chặt chẽ với lượng mỡ máu bất thường. Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa (ví dụ mỡ động vật), và chất béo chuyển hóa (thường được sử dụng trong bánh ngọt, bánh quy và thức ăn nhanh) làm tăng cholesterol, dẫn đến xơ vữa động mạch. Loại bỏ các chất béo chuyển hóa, bão hòa và thay thế chúng với các loại dầu thực vật không bão hòa đa làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành. (xem thêm bài viết về các loại Chất béo)

Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, nhiều rau và trái cây làm giảm 73% nguy cơ tai biến tim mạch tại các nước phát triển.

Chất béo bão hòa không được vượt quá 10% nguồn năng lượng cung cấp bởi thực phẩm, và với những người tiểu đường, lượng chất béo tiêu thụ không được vượt quá 7% tổng năng lượng cung cấp bởi thực phẩm. Và cần loại bỏ hoàn toàn các loại chất béo chuyển hóa. Cá, cũng như các loại hạt có chứa omega 3 và omega 6, là những axit béo thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất được, cần bổ sung từ nguồn bên ngoài như thực phẩm. Chúng giúp cải thiện tình trạng cholesterol của cơ thể.

Tỷ lệ tử vong nói chung và tỷ lệ tử vong do tim mạch thấp ở những nơi tiêu thụ cá nhiều. Ăn các loại hạt, quả hạch thường xuyên giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành. Có bằng chứng cho thấy đậu nành có tác dụng tốt với lượng mỡ trong máu. Ăn 47g protein đậu nành mỗi ngày làm giảm 9% tổng lượng cholesterol và giảm 13% lượng cholesterol xấu LDL trong một nghiên cứu trên những người không có bệnh tim.

Chỉ ăn ngũ cốc xay xát kĩ

Ngũ cốc nguyên hạt là hạt chưa tinh chế và còn cám hoặc mầm. Chúng chứa axit folic, vitamin B và chất xơ, tất cả đều góp phần bảo vệ quan trọng chống lại bệnh tim. Hạt ngũ cốc đã chế biến như gạo trắng hay bột làm bánh mì trắng và mì ống không có lợi ích sức khỏe như các loại ngũ cốc nguyên hạt.

💡 Xem thêm bài viết: Ăn thế nào là lành mạnh?

=> trở lại danh sách các nguy cơ


Bình luận (Bằng tài khoản Facebook của bạn)

Lê Lâm

Ph.D. - https://fr.linkedin.com/in/lamlefr/en

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *