Trái cây cung cấp Carbohydrat, chất xơ, vitamin và chất khoáng (xem thêm bài “Các vi chất dinh dưỡng – Vitamin và Khoáng chất” trên Dinhduongchuan.com).
Trái cây tốt cho sức khoẻ, nhưng người bị tiểu đường nên ăn những khẩu phần nhỏ do tất cả trái cây đều chứa chất đường và góp phần làm tăng đường trong máu.
Có thể ăn 1 khẩu phần trái cây (ngày 2 lần) như là bữa ăn nhẹ (ở giữa các bữa ăn chính).
Một khẩu phần trái cây là bao nhiêu?
1 khẩu phần trái cây
= 1 quả táo nhỏ (cỡ bàn tay) = ½ quả bưởi = ~15 trái nho = 1 trái quýt nhỏ
= ~ 5 quả dâu tây = 1 bát dưa bở = ½ bát xoài = ½ cốc nước ép
2 khẩu phần trái cây
= 1 quả chuối
= ½ cốc nước cam ép + 1¼ bát dâu tây +
Những câu hỏi sau đây có thể giúp bạn theo dõi việc lượng trái cây trong bữa ăn của mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để có được kế hoạch hoàn thiện hơn.
1. Hiện tại bạn ăn bao nhiêu khẩu phần trái cây mỗi ngày? Tôi ăn _____ khẩu phần trái cây mỗi ngày. 2. Quay lại phần “Tháp dinh dưỡng” để kiểm tra xem bạn cần mấy khẩu phần trái cây mỗi ngày? Tôi sẽ ăn _____ khẩu phần trái cây mỗi ngày. 3. Lượng trái cây tôi sẽ ăn trong mỗi bữa là Bữa sáng __________ Bữa phụ sau bữa sáng ___________ |
Ăn trái cây bằng cách lành mạnh hơn
🗝 Tránh dùng trái cây hộp và hãy ăn trái cây tươi nếu được. Trái cây đóng hộp có nhiều đường hơn bởi vì nó được ngâm trong si-rô do đó làm tăng đường trong máu. (Xem thêm “Lời khuyên dinh dưỡng chuẩn” để biết thêm các cách chọn trái cây tươi mà vẫn tiết kiệm).
🗝 Trái cây khô (mơ khô, nho khô…) có nhiều đường hơn là trái cây tươi. Ăn trái cây tươi thay thế là tốt hơn.
🗝 Nếu bạn bị Tiểu đường thì tốt nhất là tránh nước trái cây và vài loại thức uống chứa nhiều đường (nước cam, nước mía…). Thay vào đó, hãy cố ăn trái cây tươi. Trái cây tươi cũng chứa nhiều chất xơ hơn.
🗝 Không mua quá nhiều trái cây tích trữ.
🗝 Chỉ ăn những món tráng miệng nhiều đường và chất béo như đào ngâm, bánh pie trong những dịp đặc biệt.
Trang thông tin Dinh dưỡng chuẩn.